- Chủng loại sơn :
Những bề mặt sơn gỗ sau khi được hoàn thiện sẽ để lại một lớp bóng bắt mắt, khi chạm vào bề mặt bạn sẽ cảm thấy bề mặt rất trơn, mịn, mượt mà. Những bề mặt này được dùng sơn PU để sơn phủ, vậy sơn PU là gì? Những loại sơn PU nào phổ biến trên thị trường, các bạn hãy xem bài viết dưới đây nhé.
Sơn PU là gì?
Sơn PU (hay còn gọi là Polyurethane) là loại sơn có thành phần Polymer được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống của chúng ta. Có hai dạng sơn PU chính là dạng cứng và dạng xốp (dạng Foam), mỗi loại sẽ có mỗi chức năng khác nhau.
Loại sơn cứng thì thường cho Vecni để đánh bóng, giúp tạo màu cho gỗ được tự nhiên cũng như gỗ công nghiệp. Còn sơn dạng Foam thì được sử dụng để làm nệm mút ở những loại ghế như ghế ngồi trên xe hơi, dùng làm vật dụng bảo vệ hoặc vận chuyển những thiết bị dễ vỡ.
Thành phần sơn PU
Sơn PU được cấu tạo từ 3 thành phần chính gồm:
- Chất kết dính: Tạo cho màng sơn khả năng bám dính trên bề mặt vật thể được sơn phủ. Nhờ đó, bạn có thể yên tâm hoàn thiện với lớp sơn PU vẫn đẹp và bền theo thời gian.
- Chất đóng rắn: (Đối với sản phẩm sơn PU hai thành phần) giúp lớp sơn tạo độ cứng, màng sơn dễ thi công.
- Chất tạo màu: (Đối với sản phẩm sơn PU có màu) là thành phần chính tạo nên tính chất của sơn PU. Như chúng ta đã biết thì hệ thống màu sơn PU được tạo ra với những tiêu chuẩn khắt khe hơn so với những loại sơn khác.
- Hệ dung môi: Đây là những dung môi trơ có thể hòa tan và pha loãng các chất kết dính và chất đóng rắn.
Một số loại sơn PU phổ biến trên thị trường
Hiện nay trên thị trường đang cung cấp 3 loại sơn PU có công dụng cũng như cách sử dụng khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình mà chúng ta lựa chọn loại sơn PU phù hợp với gia đình của mình.
Sơn PU – 1K
Sơn PU-1K là hệ sơn 1 thành phần được cấu tạo từ hai thành phần chính là nhựa alkyd và nhựa PU cao cấp, có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động của sản phẩm. Sơn PU – 1K thích hợp dùng để sơn đồ gỗ, nội thất hoặc ngoại thất, sản phẩm gốm sứ, kim loại, mây tre đan; … với những ưu điểm vượt trội:
- Độ bám dính tốt và độ bền cực tốt.
- Độ cứng và hàm lượng chất rắn cao.
- Bền màu, chống ố vàng, chịu được thời tiết.
- Màu sắc đa dạng với tất cả các hệ màu, độ bóng cao.
Nhưng lưu ý khi sử dụng sơn sản phẩm không có khả năng chống xước và dễ tan trong dung môi.
Sơn Vinyl
Sơn Vinyl là loại sơn một thành phần với quá trình quá trình sử dụng đặc biệt cho các dây chuyền sơn công nghiệp, khắc phục được các nhược điểm của sơn NC truyền thống. Dùng làm sơn lót, sơn phủ trên bề mặt gỗ và kim loại.
- Độ bám dính tốt, độ bền uốn tốt
- Sơn dễ sử dụng, khô nhanh
- Màng sơn trong mang lại cảm giác tự nhiên cho sản phẩm
Tuy nhiên, sơn vinyl không cứng lắm nên bạn cần lựa chọn loại sơn phù hợp theo mục đích sử dụng của sản phẩm nội thất.
Sơn giả gỗ
Để tăng vẻ sang trọng và nổi bật của những sản phẩm nhưng vẫn đem lại vẻ đẹp tự nhiên thì những loại sơn giả gỗ là loại sơn được nhiều người ưa chuộng và sử dụng phổ biến.
Thành phần chủ yếu của sơn giả gỗ chủ yếu gồm sơn PU, Vinyl và PU-1K,… dòng sơn giả gỗ sẽ đem lại nhiều màu sắc khác nhau trong hệ sơn giả gỗ này, đặc biệt chủ yếu là hệ Stain và hệ Glaze. Thêm vào đó, nhờ sự kết hợp của những dòng sơn này đã giúp bù đắp cho những nhược điểm mà mỗi loại sơn gặp phải. Nâng cấp thành những ưu điểm và tạo nên một chất sơn hoàn toàn mới.
Chú ý quan trọng đảm bảo chất lượng, an toàn và môi trường
Thi công sơn PU có độc hại không?
Câu trả lời chính là Có, loại sơn PU hoặc bất kỳ dòng sơn công nghiệp nào trên thị trường đều sẽ chứa chất độc hại. Những chất độc hại này sẽ đi qua lớp da và hô hấp để xâm nhập vào cơ thể.
Không chỉ thế, những loại sơn này còn chứa chất gây nên tình trạng cháy nổ. Do đó, trong lúc thi công nếu vô tình tiếp xúc trực tiếp sơn với nhiệt độ cao có thể dẫn đến tình trạng cháy nổ. Tuy nhiên, các hạn sơn cũng đã dần giải quyết được những vấn đề này nên người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng.
Ngoài ra, sơn PU cũng chứa nhiều chất độc hại khác cùng với nhiều chất phụ gia cũng như dung môi dễ bay hơi. Những chất này sẽ dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp trong quá trình pha sơn, phun sơn, tiếp xúc lâu với khói sơn.
Cách hạn chế chất độc của sơn PU khi sơn?
Chắc chắn, vẫn có những biện pháp hạn chế sự độc hại của sơn PU, một vài cách hạn chế chất độc của sơn PU như sau:
- Trong quá trình sơn các bạn cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ để tránh tiếp xúc trực tiếp với da và cơ thể chúng ta.
- Nên vệ sinh các bình xịt sau khi sử dụng xong, việc này sẽ giúp an toàn cho người sử dụng và giúp đảm bảo được chất lượng của sơn.
- Hãy bảo dưỡng máy thường xuyên và sử dụng máy phun sơn chính hãng có bảo hành
- Hãy chọn những cơ sở, đại lý sơn PU chính hãng để hạn chế sử dụng sơn kém chất lượng.
Bạn nên hiểu rằng, trong quá trình phun sơn PU khó có thể đạt được 100% giới hạn độc hại. Tuy nhiên, trong quá trình phun sơn PU cần trang bị các thiết bị bảo hộ tốt để giảm tác hại của sơn PU.
Như vậy, ĐẠI PHÚ GIA đã chia sẻ trong bạn những kiến thức về sơn PU. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn tìm kiếm được loại sơn phù hợp và cách bảo hộ an toàn khi sơn. Nếu bạn có thắc mắc nào về sản phẩm thì hãy liên hệ với ĐẠI GIA PHÚ để được tư vấn nhiệt tình nhé.