- - Cập nhật:
- Vũ Nguyễn
- 2,262
Nếu như các bạn muốn tìm hiểu về biện pháp thi công sơn vạch kẻ đường thì có thể cùng chúng tôi đọc bài viết dưới đây. Chúng sẽ giúp các bạn có được những kiến thức về sơn trong quá trình thi công sơn vạch kẻ đường. Đặc biệt là những nội dung chi tiết về các bước thi công cụ thể.
Bước 1. Thi công sơn lót
Trong biện pháp thi công sơn vạch kẻ đường, bước đầu tiên lúc nào cũng là bước quan trọng nhất, vì chúng giúp xử lý bề mặt tốt hơn, tạo điều kiện cho người thi công thực hiện những bước tiếp theo dễ dàng hơn. Bước thi công sơn lót chính là như vậy. Người thợ dùng con lăn để nhúng vào thùng sơn lót, sau đó tiến hành lăn đều xuống mặt đường theo độ rộng của vạch đã được giới hạn. Đợi sơn lót khô thì mới bắt đầu thi công sơn vạch kẻ đường bước tiếp theo là sơn dẻo nhiệt.
Bước 2. Thi công sơn nhiệt dẻo
Nấu sơn
+ Để tránh biến màu sơn và xuất hiện hiện tượng phồng rộp do nhiệt độ khi bạn thi công vượt quá quy định, các bạn nên nhớ phải từ từ cho một bao sơn vào nồi nấu, sau đó cho máy khuấy hoạt động đến khi nhiệt độ trong nồi khoảng 1000C thì cho dần các bao sơn khác vào đến cho tới khi nồi đầy, dừng lại chờ cho sơn đạt nhiệt độ thi công (1700C – 2100C). Biện pháp thi công sơn vạch kẻ đường còn phụ thuộc tùy theo nhiệt độ môi trường khi thi công. Khi chuẩn bị rót để thi công sơn kẻ vạch các bạn cần phải giảm lửa xuống.
Bắt đầu trải sơn nhiệt dẻo kẻ vạch
Nhiệt độ trong nồi nấu phải là từ 1800C – 2100C. Sơn rót xuống xe nhiệt độ còn lại 1700C – 1900C. Lưu ý là Xe sơn vẫn phải đốt nóng để duy trì nhiệt độ ổn định. Sơn chảy xuống đế sơn và rải xuống đường ở nhiệt độ 1700C – 1800C. Bề mặt vạch sơn trên mặt đường không được phồng rộp, vón cục, bong tróc hay bị các khuyết tật khác.
- Tạo độ phản quang bề mặt sơn kẻ vạch
Bước thứ ba bạn cần nhớ trong biện pháp thi công sơn vạch kẻ đường. Đó chính là khi có yêu cầu thi công một lớp sơn phản quang trên bề mặt vạch sơn kẻ đường. Lúc đó bạn phải sử dụng loại bi thủy tinh sử dụng phải đạt yêu cầu của thiết kế từng công trình. Lớp sơn phản quang này sẽ giúp vạch kẻ được nhìn thấy rõ ràng hơn trong đêm tối.
- Biện pháp kiểm tra thủ công sau thi công
– Bước cuối cùng của biện pháp thi công sơn vạch kẻ đường, đó chính là nghiệm thu và kiểm tra. Bạn cần sử dụng thước cặp để kiểm tra độ dày của sơn bằng cách bóc một miếng sơn đã thi công trên mặt đường và dùng thước cặp đo xem độ dày đã đủ tiêu chuẩn hay chưa.
– Độ bám dính của sơn kẻ vạch có thể còn được kiểm tra bằng cách lấy búa đập mạnh trên bề mặt sơn. Lúc đó bạn sẽ phải xác định:
+ Nếu bong nhiều miếng to từ 2 – 3cm cho thấy độ kết dính của sơn và Asphalt không đạt.
+ Nếu bong ít từng miếng nhỏ và cũng không đáng kể thì độ kết dính của sơn và Asphalt rất tốt.